banner tvst
LỊCH PHỤC VỤ BẠN ĐỌC
TỪ THỨ HAI ĐẾN THỨ BẢY
▪ Buổi sáng: 7 giờ - 11 giờ
▪ Buổi chiều: 13 giờ - 17 giờ
Chủ nhật và ngày lễ, tết nghỉ theo quy định của Nhà nước
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay2,682
  • Tháng hiện tại14,332
  • Tổng lượt truy cập4,452,451

Ngôi chùa Khmer - nơi lưu giữ nét văn hóa điêu khắc truyền thống

Chủ nhật - 29/12/2019 08:05 2.280 0
Hiện nay, có không ít ngôi chùa Khmer ở Sóc Trăng không chỉ dạy chữ Khmer, giáo lý của Đức Phật cho các vị sư sãi và con em của đồng bào, mà còn dạy nghề điêu khắc trên gốc cây khô, nếu sư sãi, hay con em phật tử có nguyện vọng và đam mê với nghề. Qua đó, vừa giúp cho sư sãi có thêm nghề trong tương lai sau khi xuất tu, hay con em phật tử có một nghề để mưu sinh, đặc biệt là những nghệ nhân này không chỉ làm đẹp cho đời, mà còn tạo nên những sản phẩm có giá trị thu hút du khách đến tham quan và mua làm quà lưu niệm mỗi khi đặt chân đến du lịch tâm linh tại các chùa Khmer Sóc Trăng.
Chùa Mahatup, TP Sóc Trăng không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, nơi đây còn đào tạo nghề điêu khắc trên gỗ cho các vị sư. Những sản phẩm làm ra được trưng bày ngay trong chùa để du khách tham quan và mua làm quà lưu niệm.
Những gốc cây sần sùi, tấm gỗ cũ kỹ … lại có thể đội giá hàng chục, hàng trăm triệu đồng nhờ tài “Biến hóa” của các nghệ nhân gỗ đặc biệt này. Tay chân lúc nào cũng lắm lem, bởi tiếp xúc nhiều với bụi bặm, mạt cây, nhưng chính nhờ lòng yêu nghề đã thúc đẩy những người thợ điêu khắc gỗ vượt lên vất vả để cho ra đời những kiệt tác. Bằng bàn tay và khối óc, những người thợ đã thổi hồn cho vật vô tri, vô giác trở nên sống động, mang đến nhiều giá trị vật chất, tinh thần. 
     Đại đức Lý Thảo đã gắn bó nghề điêu khắc trên gốc cây khô ở chùa Mahatup – Thành phố Sóc Trăng đã hơn 05 năm, Đại đức cho biết: “Thật tuyệt vời, khi chỉ là một gốc cây khô tưởng chừng như bỏ đi, nhưng sau vài tiếng, vài ngày đục đẽo đã tạo nên sản phẩm đẹp và tinh xảo như: con chim đại bàn, con hổ, long, lân, quy, phụng, cá chép,  …. Sư thấy việc dạy nghề điêu khắc trong chùa là rất thuận lợi vừa tận dụng gốc cây khô (vật liệu có sẵn trong chùa) để tạo ra tác phẩm đẹp, vừa truyền dạy nghề cho các vị sư, con em bổn tự, đồng thời, còn thu hút khách đến tham quan, mua làm quà lưu niệm”.
 
Đại đức Lý Thảo - nghệ nhân điêu khắc gỗ chùa Mahatup
 
    Theo đại đức Lý Thảo, muốn học được nghề điêu khắc thì người thợ phải có lòng đam mê, có tâm, lòng kiên nhẫn đặc biệt là có năng khiếu ... cũng là tạo tác trên gỗ, nhưng nghề điêu khắc gỗ phần nhiều đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, óc sáng tạo so với nghề thợ mộc. Để thổi “hồn” cho mỗi tác phẩm điêu khắc, người thợ thường dựa theo hình dạng, màu sắc, kích thước, đặc điểm, đặc thù trên từng khối gỗ để phát triển thành những chi tiết sống động nhất. Hành nghề điêu khắc tuy chỉ mới hơn 05 năm, nhưng đại đức Lý Thảo được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến. Điều đại đức trăn trở nhất là đào tạo ra học trò đủ tâm, đủ tài để nghề điêu khắc thủ công ngày càng đứng vững đủ sức cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp hiện đại, đặc biệt là giữ vững nghề truyền thống của dân tộc. Đến nay, chùa đã dạy nghề điêu khắc cho nhiều vị sư học thành thạo và có thể tự làm ra sản phẩm theo sở thích. 
      Chùa Sro Lon, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, đang thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Chính ngôi chùa này đã hình thành nghề điêu khắc trên gỗ cho các vị sư; tạo ra sản phẩm điêu khắc trưng bày trong ngôi chùa, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan và mua về làm quà lưu niệm. Nghệ nhân Triệu Minh Tiến đang làm nghề điêu khắc gỗ trong chùa, cho biết: “Tôi có được nghề điêu khắc là nhờ học từ một nghệ nhân ở chùa Sro Lôn này, có được nghề trong tay và mỗi ngày mỗi phát triển, tất cả đều là nhà chùa giúp đỡ . Vì vậy, suốt 10 năm nay, tôi phát triển nghề điêu khắc gỗ ở trong chùa, một mặt là để đền ơn công đức và tổ chức đào tạo miễn phí cho sư sãi và con em Khmer đến học. Mặt khác, là nhằm tạo ra sản phẩm cho chùa hoặc bán cho du khách khi có nhu cầu. Nhiều năm nay, có nhiều vị sư đến học trong chùa vừa học chữ Khmer và giáo lý nhà Phật, khi các vị sư vừa tốt nghiệp Pali Roong, khi đó cũng vừa học được nghề điêu khắc”.
     Nghệ nhân Triệu Minh Tiến cho biết : “ Khâu quan trọng nhất của nghề điêu khắc gỗ là bước phác thảo ra hình dáng rồi đến khâu đục tạo hình và đánh bóng. Khách hàng thường đặt những tác phẩm gỗ theo phong thủy như tượng Phật, tượng Bát tiên, tượng Phúc – Lộc – Thọ, tượng các linh thú (long, lân, quy, phụng) … Trước khi phác thảo, tôi thường tư vấn cho khách hàng về hình dáng, chất liệu gỗ cũng như màu sắc, kích thước cho phù hợp với túi tiền và ý muốn của khách hàng. Bởi mỗi sản phẩm làm ra cũng chính là đứa con tinh thần của người thợ”. 
     Hình thành nghề điêu khắc trong chùa không chỉ góp phần giữ gìn nghề truyền thống của dân tộc mà còn đào tạo nghề cho sư sãi và con em đồng bào Khmer. Đồng thời, còn sáng tạo được nhiều tác phẩm nghệ thuật có tính thậm mỹ gắn với ngôi chùa, đời sống sinh hoạt và phong tục, tập quán của đồng bào Khmer để thu hút du khách tham quan và mua làm quà lưu niệm.
 
 

Sóc Ca
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây