banner tvst
LỊCH PHỤC VỤ BẠN ĐỌC
TỪ THỨ HAI ĐẾN THỨ BẢY
▪ Buổi sáng: 7 giờ - 11 giờ
▪ Buổi chiều: 13 giờ - 17 giờ
Chủ nhật và ngày lễ, tết nghỉ theo quy định của Nhà nước
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,271
  • Tháng hiện tại21,657
  • Tổng lượt truy cập4,244,286

Sử dụng chế phẩm thảo dược trong chăn nuôi lợn và gà

Thứ hai - 18/12/2023 02:14 249 0
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn và gia cầm ở nước ta đang phát triển nhanh chóng. Số lượng đầu con và khối lượng sản phẩm tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra liên tục, đặc biệt là bệnh hội chứng hô hấp và tiêu chảy ở lợn và gia cầm, đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cũng như gây nhiều thiệt hại đến các ngành chăn nuôi này. Việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn để phòng ngừa và điều trị các bệnh này đã trở thành phổ biến trong các cơ sở chăn nuôi có thể gây hại đến sức khỏe con người do tồn dư trong sản phẩm.
Sử dụng chế phẩm thảo dược trong chăn nuôi lợn và gà

           Hiện nay việc sử dụng dược thảo thay thế kháng sinh để phòng ngừa và điều trị hội chứng hô hấp và tiêu chảy trên lợn và gia cầm có hiệu quả rõ rệt và ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay việc sử dụng thảo dược để phòng ngừa một số bệnh ở gia súc, gia cầm vẫn còn hạn chế. Nhằm nhân rộng kiến thức đến người dân đặc biệt là hộ gia đình chăn nuôi, Thư viện tỉnh Sóc Trăng xin giới thiệu đến quý độc giả quyển sách “Sử dụng chế phẩm thảo dược trong chăn nuôi lợn và gà” của tác giả Lã Văn Kính được Nhà xuất bản Nông nghiệp in ấn vào năm 2020.
           Sách với độ dày 224 trang, giới thiệu đến bạn đọc các nghiên cứu chiết xuất từ các loài thực vật có trong nước và ứng dụng các loại thảo dược trong chăn nuôi lợn và gà ở các vùng sinh thái trong cả nước. Nội dung của sách bao gồm chương mở đầu và 05 chương:
           Chương mở đầu: Giới thiệu tầm quan trọng của chất chiết thảo dược thay thế kháng sinh trong thức ăn đến phòng và trị hội chứng hô hấp và tiêu chảy ở lợn và gà.
           Chương 1: Giới thiệu về một số thảo dược có thể sử dụng trong chăn nuôi như: cây xuyên tâm liên, cây hoàng liên ô rô, cây bọ mắm, cây dây cóc, gừng, cây vàng đắng, cây sài đất, cây cam thảo, cây hoàng kỳ, cây nghệ, cây viễn chí, cây xạ can, cây quế, cây dâu tằm, cây tô mộc…v…v…
           Chương 2: Chất chiết cao thảo dược. Trong chương này tác giả trình bày các vấn đề như: nguyên lý chiết xuất định hướng hóa học và cao thuốc; phương pháp định tính; phương pháp định lượng; quy trình chiết xuất cao; tiêu chuẩn kiểm nghiệm; xác định hoạt tính kháng khuẩn.
           Chương 3: Bào chế phế phẩm thảo dược. Tác giả giúp bạn đọc nắm được nguyên tắc bào chế chế phẩm thảo dược; cách bào chế chế phẩm thảo dược phòng trị hội chứng tiêu chảy và phòng trị hội chứng hô hấp; phương pháp thử tác dụng dược lý (phương pháp thử độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng, phương pháp theo dõi sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn trên chuột nhắt trắng, phương pháp khảo sát tác dụng lên chức năng miễn dịch ,khảo sát tác dụng trên các thông số sinh hóa và huyết học,…v…v…
           Chương 4: Nêu ra các tác dụng của phế phẩm thảo dược trên lợn con và lợn thịt (tác dụng lên sinh trưởng và phòng bệnh tiêu chảy, tác dụng lên sinh trưởng và phòng hội chứng bệnh hô hấp…).
           Chương 5: Tác dụng của phế phẩm thảo dược trên gà, bao gồm: tác dụng của chế phẩm thảo dược phòng trị bệnh tiêu chảy (gà thịt thương phẩm) và phòng hội chứng hô hấp (trên gà thịt thương phẩm và gà đẻ).
           Đây là quyển sách đầu tiên trình bày một cách có hệ thống về sử dụng thảo dược trong chăn nuôi lợn và gia cầm ở nước ta. Hi vọng, quyển sách sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức thật cần thiết và bổ ích áp dụng vào sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Thư viện tỉnh Sóc Trăng, xin giới thiệu đến quý bạn đọc quyển sách:
Sử dụng chế phẩm trong chăn nuôi lợn và gà/Lã Văn Kính.-H.:Nông nghiệp.2020.224tr.:Ảnh, bảng;21cm.
           Địa chỉ: Thư viện tỉnh Sóc Trăng
           Chỉ số phân loại: 636.4/ S 550 D;
           Kho Mượn: PM.036502;
           Kho đọc: VL.020315; VL. 020314.
Tác giả: Hồng Diễm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây