banner tvst
LỊCH PHỤC VỤ BẠN ĐỌC
TỪ THỨ HAI ĐẾN THỨ BẢY
▪ Buổi sáng: 7 giờ - 11 giờ
▪ Buổi chiều: 13 giờ - 17 giờ
Chủ nhật và ngày lễ, tết nghỉ theo quy định của Nhà nước
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay3,699
  • Tháng hiện tại76,069
  • Tổng lượt truy cập4,758,904

Người đi đầu trong phong trào xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở tỉnh Sóc Trăng

Thứ ba - 11/10/2022 04:59 1.429 0
Ông Nguyễn Văn Tùng - nguyên Giám đốc Thư viện tỉnh Sóc Trăng đã công tác trong ngành thư viện gần 40 năm. Từ năm 1983, ông đã làm việc tại Thư viện tỉnh Hậu Giang (cũ).
Năm 1992, khi Hậu Giang tách thành 2 tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, ông về Sóc Trăng công tác, giữ chức vụ Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Sóc Trăng. Từ năm 2006 đến tháng 6/2022, ông là Giám đốc đơn vị Thư viện tỉnh Sóc Trăng. Có thể nói rằng, ông là một trong những người có thời gian công tác lâu dài nhất trong ngành thư viện công cộng tỉnh Sóc Trăng, là trụ cột, là tấm gương sáng cho đồng nghiệp ngành thư viện, là người đã đóng góp nhiều công sức vào quá trình đưa tri thức, văn hóa đọc phục vụ người dân địa phương.
           Trong cương vị là đầu tàu Thư viện tỉnh Sóc Trăng, để góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thực hiện chủ trương “tập trung xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” của ngành văn hóa, ông Nguyễn Văn Tùng cùng với các viên chức Thư viện tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh việc tổ chức xây dựng và phát triển phòng đọc sách cơ sở theo phương châm xã hội hóa. Trước nhất, ông đã phối hợp với các ngành Giáo dục, Bưu điện, Bộ đội biên phòng, Ban dân tộc tỉnh, Hội Đoàn kết sư sải yêu nước tỉnh Sóc Trăng,… xây dựng các phòng đọc sách ở cơ sở nhằm đưa sách báo về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trong toàn tỉnh. Sự phối hợp trên cơ sở các ngành, các địa phương tự trang bị phòng làm việc, bàn ghế, tủ kệ; ngành thư viện hướng dẫn nghiệp vụ, luân chuyển sách báo thường xuyên đảm bảo cho các phòng đọc sách hoạt động. Do được thành lập trên cơ sở sự phối hợp với nhiều ngành khác nhau nên hệ thống phòng đọc sách cơ sở ở Sóc Trăng rất đa dạng về mô hình tổ chức, như: phòng đọc sách Đồn biên phòng, Phòng đọc sách cộng đồng, phòng đọc sách gia đình văn hóa, Thư viện các trường học, phòng đọc sách chùa Khmer...
           Đến những năm 2011- 2012, trên cơ sở nền tảng của những thư viện cấp huyện và thư viện xã được thành lập và hoạt động ổn định, ông Nguyễn Văn Tùng đã tranh thủ Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại Việt Nam” (Dự án BMGF- VN) tài trợ cho mỗi thư viện cấp huyện 10 bộ máy tính, 01 máy in; mỗi thư viện cấp xã 5 bộ máy tính và 01 máy in, tạo điều kiện để các thư viện cấp xã vùng nông thôn mới tổ chức phục vụ người dân không chỉ với nguồn sách báo hiện có mà còn tạo điều kiện để người dân địa phương được tiếp cận và sử dụng máy tính, truy cập internet, tra tìm thông tin hữu ích cho bản thân và gia đình. Điều này đã mở ra một hình thức cung cấp thông tin mới cho người dân Sóc Trăng, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
tung
           Ông Nguyễn Văn Tùng tặng máy tính cho Thư viện xã Xuân Hòa
          Những năm gần đây, ông Nguyễn Văn Tùng đã tranh thủ được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ VHTTDL, đặc biệt là tập đoàn Vingroup đã tài trợ xe ô tô thư viện lưu động, sách và các thiết bị, máy tính,… cho Thư viện tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để Thư viện tỉnh Sóc Trăng triển khai phục vụ xe ô tô thư viện lưu động phục vụ người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, góp phần mở rộng phong trào đọc sách, báo rộng khắp các vùng miền trong tỉnh, thu hút được sự quan tâm của người dân đến với sách, báo và hiểu hơn giá trị của sách, báo. Đi cùng với sách, báo là việc trang bị máy tính có kết nối internet và các thiết bị đa phương tiện khác, giúp người dân tiếp cận công nghệ thông tin phục vụ lao động sản xuất, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, phát triển văn hóa đọc, tạo thêm điều kiện cho người dân, đặc biệt là trẻ em có điều kiện tiếp cận với thông tin và tri thức, thực hiện việc học tập suốt đời tại các thư viện.
           Có được xe ô tô thư viện lưu động, với vai trò lãnh đạo đơn vị, ông Nguyễn Văn Tùng đã đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện cho viên chức đơn vị được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện, nhằm rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động phục vụ thư viện lưu động. Tận dụng được lợi thế từ mạng lưới thư viện cấp xã và phòng đọc sách cơ sở hiện có, ông Nguyễn Văn Tùng cùng đội ngũ viên chức Thư viện tỉnh đã đẩy mạnh việc phục vụ xe ô tô thư viện lưu động đến mạng lưới cơ sở với nhiều hình thức phong phú, như: Trưng bày sách, báo, tặng thẻ thư viện, hướng dẫn sử dụng sách điện tử, hướng dẫn các em học sinh vận dụng những kiến thức và kỹ năng thực hành làm sách mini, rung chuông vàng,… nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn hàng năm: Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày sách Việt Nam (21/4) và ngày Sách và bản quyền thế giới (23/4)…
           Có thể nói, với những biện pháp mà ông Nguyễn Văn Tùng triển khai thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thư viện cấp xã, đã tạo một diện mạo mới đầy khởi sắc cho các thư viện xã vùng nông thôn mới, tạo điều kiện để mọi người dân được tiếp cận và sử dụng máy tính, truy cập internet, mở ra nguồn thông tin mới mẻ, nâng cao kiến thức về xã hội, cũng như những tiến bộ khoa học, kỹ thuật như kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, trồng hoa màu, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng cho đến những kiến thức về y học, âm nhạc, mỹ thuật, văn hóa - văn nghệ - thể dục - thể thao, công nghệ thông tin, ngoại ngữ… được tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Từ đó có thể ứng dụng vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,...
           Những nỗ lực không ngừng của ông Nguyễn Văn Tùng trong xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở đã được ghi nhận, và hơn hết là những kinh nghiệm quý báu của ông được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp ngành thư viện công cộng trong cả nước.
           Với những thành tích đạt được, gần 40 năm công tác trong ngành thư viện, ông Nguyễn Văn Tùng đã nhận được nhiều Giấy khen của Sở VHTTDL, Bằng khen của UBND tỉnh, Bộ VHTTDL, đặc biệt là đã nhận được Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Huân chương lao động hạng III, Huân chương lao động hạng II, Giải thưởng phát triển văn hóa đọc,… ông xứng đáng là một điển hình tiên tiến của ngành thư viện công cộng tỉnh Sóc Trăng.
Tác giả: Ngọc Tú; Hình: Thanh Xuân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây